Bến xe miền đông: Địa chỉ, số điện thoại, các tuyến xe
Bến xe Miền Đông có vai trò quan trọng trong đối việc giao thương và kết nối các vùng miền trên cả nước. Đặc biệt là trong những năm gần đây khi kinh tế, xã hội phát triển thì nhu cầu về đi lại ngày càng tăng, bến xe Miền Đông đã phát huy tốt vai trò của mình. Có thể xem bến xe này đã trở thành đặc trưng riêng của Sài Gòn. Sau đây là một số thông tin về bến xe Miền Đông: địa chỉ, số điện thoại, các tuyến xe… mọi người có thể tham khảo.
=> Đọc thêm: Bến xe miền Tây: Địa chỉ, số điện thoại, lịch trình các tuyến xe
Một số thông tin cơ bản về bến xe Miền Đông
Đây được xem là bến xe khách lớn nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm bến xe Miền Đông là đầu mối của các tuyến xe khách đi và đến các tỉnh trong nước với số lượng lớn lưu lượng xe mỗi ngày. Sau đây là một số thông tin tổng quan về bến xe Miền Đông mà có thể nhiều người chưa biết.
- Tên đầy đủ của công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Bến xe Miền Đông. Với tên viết tắt mà mọi người thường gọi là bến xe Miền Đông. Khi giao dịch quốc tế thì công ty lấy tên là: Mien Dong Station Company Limited (viết tắt là: Mido Co.ltd).
- Địa chỉ của bến xe Miền Đông: số 292 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: Khách hàng, du khách có thể liên hệ với bến xe thông qua số điện thoại của phòng kế hoạch vận tải: 028 3511 6858 hoặc quầy thông tin: 028 3899 3056 – 028 3898 4442.
- Hotline của bến xe: 1900 571 292
- Số Fax: 028 3899 2094
- Địa chỉ web: www.benxemiendong.com.vn
- Địa chỉ mail: benxemiendong@benxemiendong.com.vn.
- Số vốn điều lệ : 72 tỷ đồng với 100% là vốn điều lệ sở hữu nhà nước.
- Mã số thuế: 0301 092 597
- Số tài khoản: Tại Ngân hàng Công thương với số 102 010 000 151 269.
- Các tuyến xe: Đây là bến xe vận chuyển khách kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh – các tỉnh miền Bắc, miền Trung – thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên – thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ – thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử lâu đời của bến xe Miền Đông
Bến xe Miền Đông được xây dựng từ trước năm 1975 với tên khác là Xa Cảng Miền Đông. Trụ sở của bx Miền Đông được đặt tại địa chỉ số 286 đường Lê Hồng Phong thuộc địa phận phường 1, Quận 10. Sau ngày 30/4 khi đất nước đã được thống nhất thì Xa cảng Miền Đông vừa thực hiện vận tại giao thương giữa các miền vừa thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Vào năm 1978 thì công ty xe liên tỉnh Miền Đông ra đời và bến xe là đơn vị thuộc công ty này. Đến năm 1981 thì bến xe được di dời đến địa bàn phường Bình Thạnh. Tại đây, bến xe mới bắt đầu được đầu tư cơ sở vật chất và các loại trang thiết bị. Năm 1985 diện tích xây dựng bến xe khoảng hơn 6.7ha.
Đến năm 1991 Chính phủ thành lập lại Bến xe và nó trở thành đơn vị độc lập thuộc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1993. Năm 1997 thì bến xe tiếp nhận một số tuyến xe từ bến xe Văn Thánh và trở thành một doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên nó cũng là đơn vị thuộc Sở Giao thông vận tải như cũ.
Năm 2004 thì thành phố Hồ Chí Minh thành lập Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn và bến xe này trở thành công ty con của tổng công ty. Đến năm 2005 thì công ty lại được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay. Từ đó bến xe Miền Đông không ngừng mở rộng và phát triển.
=> Đọc thêm: Thông tin bến xe Chợ Lớn: Địa chỉ, SĐT, lịch trình các tuyến xe
Bến xe Miền Đông mới có quy mô như thế nào?
Bến xe Miền Đông mới đã mang đến rất nhiều ý nghĩa quan trọng về dân sinh và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói việc di chuyển bến xe là một phương hướng đúng đắn của thành phố. Nơi đây sẽ trở thành bến xe trung chuyển lớn của thành phố. Điều này còn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố.
Bến xe mới được hình thành với mục tiêu là phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Nơi đây sẽ trở thành nơi phục vụ vận tải quốc tế lớn của cả nước. Với không gian mở và thông thoáng với nhà ga 2 tầng hầm và 4 tầng nổi. Bến xe gồm sảnh đón khách và bãi chờ. Cơ sở vật chất được đầu tư số tiền khoảng 700 tỷ đồng.
Bao quanh khu vực bến xe là các trục đường huyết mạch của thành phố như Quốc lộ 13, cầu Bình Triệu, đường Đinh Bộ Lĩnh, xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A. Từ khi bắt đầu hoạt động thì bến xe hoạt động tại số 510 Hoàng Hữu Nam nằm trên địa phận phường Long Bình, Quận 9 với diện tích khoảng hơn 16ha. Trong đó 1 phần bến xe thuộc phường Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương với diện tích hơn 3.7ha và 1 phần thuộc phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh với diện tích hơn 12.3ha.
Những tiện ích đầy đủ của bến xe Miền Đông mới
Bến xe Miền Đông mới bắt đầu hoạt động từ ngày 10 tháng 10 năm 2020. Khi bước vào hoạt động thì nơi đây đã trở thành một địa điểm vận chuyển hành khách có lưu lượng lớn với hoạt động tấp nập. Ở đây có đầy đủ tiện ích bao gồm : nhà ga, nơi đón khách, chỗ đậu xe, trạm xử lý nước thải,…
Hiện nay, bến xe vừa xây dựng giai đoạn vừa đưa vào hoạt động. Lộ trình đón và tiếp khách với các luồng giao thông cụ thể có 2 giai đoạn khác nhau :
Giai đoạn 1: Với việc di dời với 29 tuyến vận tải hành khách. Khoảng cách vận tại từ 1100km trở lên hoạt động xuyên suốt. Ở giai đoạn này hệ thống vận chuyển từ các tỉnh Quảng Trị trở ra miền Bắc.
Giai đoạn 2: Di dời toàn bộ 85 tuyến vận tải hành khách. Ở giai đoạn này sẽ bao gồm các tuyến vận chuyển từ các tỉnh Thừa Thiên Huế vào miền Trung. Bên cạnh đó, bến xe vận hành tuyến đường xung quanh Sài Gòn như Đồng Nai, khu vực miền Tây hay Lân Đồng. Ngoài ra, tại thời điểm này họ cũng bắt đầu vận hành những tuyến vận tải quốc tế.
Bến xe mới cũng được nối liền với các tuyến xe buýt với các khu vực như :
- Khu vực Bến Thành nối bến xe mới với tuyến MST 93
- Khu vực công viên phần mềm Quang Trung nối khu công nghệ cao và bến xe với tuyến MST 55
- Khu vực Long Phước nối Suối Tiên và bến xe mới với tuyến đường MST 76.
Vì sao phải thực hiện việc di dời bến xe Miền Đông cũ?
Với hệ thống mạng lưới rất rộng nên bến xe Miền Đông có vai trò rất trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố Sài Gòn, của miền Nam và của cả nước nói chung. Tuy nhiên nó còn gặp một số vướng mắc khi số lượng dân cư nơi đây ngày càng trở nên đông đúc hơn. Sau đây là một số lý do khiến cho chúng ta phải di dời bến xe Miền Đông cũ:
Bến xe Miền Đông mới góp phần giúp giảm thiểu tình trạng kẹt xe và gây ùn tắc. Bởi vì, số lượng người lao động ngày càng tăng nên việc tắc đường rất thường xuyên xảy ra. Khi đó việc di chuyển bến xe là điều cần thiết. Không chỉ vậy, công trình này còn góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường cho khu vực trung tâm thành phố.
Khi di dời bến xe thì sẽ mở rộng quỹ đất để thành phố có thể quy hoạch và phát triển tại vùng đất cũ. Khi đó các khu dân cư mới được hình thành và phát triển. Đặc biệt, nơi đây có thể sẽ thành nơi xây dựng các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim,…
Đặc biệt, bến xe mới còn có thể tác động lớn đến giá đất của khu vực quận 9. Từ đó tạo nên cơ sốt và thu hút các nhà đầu tư. Khi bến xe được di dời thì một số dự án lớn được triển khai đó là : Rosita, Park Riverside quận 9, Vinhomes Grand Park,….
=> Đọc thêm: Bến xe An Sương: Địa chỉ, số điện thoại, lịch trình
Chi tiết về lịch trình của bến xe Miền Đông
Bến xe Miền Đông có thể đưa đón một lượng lớn hành khách mỗi ngày từ mọi miền của tổ quốc. Tuy nhiên để có thể sử dụng các tuyến xe một cách hợp lý và dễ dàng thì mọi người hãy tham khảo lịch trình chi tiết sau đây
Đi Đà Nẵng
Để đi Đà Nẵng thì mọi người có thể chọn một trong các nhà xe sau đây : Phương Trang, Tâm Minh Phương, Hoàng Hà, Phi Hiệp,… Giá vé sẽ giao động từ 400 nghìn đồng một người. Mỗi ngày sẽ xuất phát từ bến xe Sài Gòn vào khoảng 12 đến 2h chiều. Các nhà xe sẽ sử dụng xe giường nằm để phục vụ hành khách.
Đi Quy Nhơn – Bình Định
Mọi người thường chọn nhà xe Quốc Phong, An Phú, Phương Trang hay nhà xe Minh Tâm, Mười Phượng và rất nhiều nhà xe khác để có thể di chuyển từ Sài Gòn đi Quy Nhơn. Với tuyến xe này thì mọi người chỉ cần số tiền là 240 nghìn đồng 1 vé. Mỗi giờ đều có một chuyến có điểm đến là Quy Nhơn nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn.
Đi Hà Nội
Tuyến Sài Gòn – Hà Nội có khá nhiều nhà xe chạy. Mọi người có thể thoải mái lựa chọn một trong các nhà xe sau: Thu Trang, Hoàng Long, Phượng Hoàng, Hiền Phước,…. Mỗi người chỉ mất tầm 900 nghìn một vé để có thể lên xe. Chỗ cuối của tuyến đường này là bến xe Nước Ngầm. Tất cả các xe này sẽ phục vụ bằng xe giường nằm với 40 chỗ.
Đi Bà Rịa Vũng Tàu
Để có thể di chuyển từ Sài Gòn đi Bà Rịa Vũng Tàu thì mọi người có thể chọn nhà xe Phước Hải, nhà xe Lan Thanh, Minh Trang, Hoàng Mai. Mỗi vé chỉ từ 60 nghìn mỗi người. Tùy vào từng nhà xe thì sẽ có giờ xuất phát khác nhau. Mọi người có thể liên hệ số điện thoại để biết thêm thông tin chi tiết.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về bến xe Miền Đông – bến xe quan trọng của khu vực Nam Bộ nước ta. Với vai trò quan trọng trong việc kết nối với các tỉnh trong cả nước bến xe ngày càng phát triển hơn. Ngoài ra, nơi đây còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích hơn đối với mọi người. Nếu mọi người muốn biết thêm thông tin về bến xe này thì hãy comment vào dưới bài viết này nhé!